Đặc điểm sinh trưởng:
Xương rồng có thân mập, căng bóng mọng nước, vì bên trong chứa rất nhiều nước gọi là mủ. Có giống chứa chất mủ màu trắng đục như sữa
Thân cây xương rồng rất đa dạng: hình trụ (thường gọi là độc trụ hoặc mộc trụ), hình cầu và dẹp. Đa số giống là hình trụ và hình cầu, số ít giống là hình dẹp. Thân có khía hoặc có múi. Đa số giống xương rồng có thân trơn láng, nhưng cũng có một số giống thân có lớp lông mịn phủ đầy.
Lá của Xương rồng bị tiêu biến trở thành vảy nhỏ hoặc biến đổi thành các gai trên thân.
Đa số xương rồng đều có gai nhọn, và là gai chùm. Nhiều giống xương rồng có nhiều gai cứng mọc tua tủa, nhưng cũng có giống gai nhỏ và mềm dịu. Gai xương rồng thường màu đen, nhưng cũng có giống gai màu vàng.
Tuy chỉ có gai, thân xù xì nhưng lại cho ra những bông hoa đẹp lôi cuốn. Xương rồng trổ hoa quanh năm, điều này đã thu hút mạnh sự đam mê của người trồng nó. Số lượng hoa mỗi lần trổ có thể là một hoặc nhiều hơn
Hướng dẫn chăm sóc:
Ánh sáng: cây ưa ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng trực tiếp vào buổi sáng. Cây xuơng rồng trong trong chậu để bên cửa sổ hoặc bàn làm việc thì khoảng 2-3 ngày thì nên đưa ra nắng một lần.
Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp để cây phát triển vào khoảng 15°C - 28°C. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm cho cây ngừng phát triển và suy yếu.
Chế độ nước: Xương rồng bắt nguồn từ sa mạc nên chúng thích nghi tốt với môi trường khô hạn, Tưới nhiều cây dễ bị úng, nhưng để cây khô nước quá lâu cũng sẽ làm yếu cây. Trồng xương rồng tại nơi có nhiệt độ cao như: Ban công, sân thượng…có thể tưới 2-3 lần/tuần trong điều kiện không mưa. Đối với xương rồng ở nơi có nhiệt độ thấp hơn như cửa sổ hay bàn làm việc, tưới 1 lần/tuần hoặc ít hơn tùy thuộc mặt đất khô nhanh hay chậm.
Xem thêm