Đổi thay hay thay đổi?

Thay đổi, làm mới không đồng nghĩa với những việc ta làm khác hoàn toàn với trước đây, chỉ là trong 1 khoảnh khắc ta nhận ra...

Ngót nghét đã hơn 3 tháng Sài Gòn gồng mình chống dịch. Có hy sinh, có mồ hôi và nước mắt và cũng có nhiều, rất nhiều thứ đang chậm rãi thay đổi. Là những thay đổi về thói quen, hành động hay trong những suy nghĩ thường ngày. Ta chợt nhận ra mỗi sáng thức dậy không còn vội vã chen vào dòng người để kịp đến chỗ làm đúng giờ. Ta dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và bản thân. Thay đổi, làm mới không đồng nghĩa với những việc ta làm khác hoàn toàn với trước đây, chỉ là trong 1 khoảnh khắc ta nhận ra cái mới khiến bản thân thoải mái và nhẹ nhàng hơn.

Vì để an toàn ta được khuyến khích nên ở nhà để bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Công viên thường ngày chỉ cần băng qua 1 con đường là đến, nay lại chỉ có thể nhìn từ xa và ta lại ước ao có thể được ra ngoài, được hít thở không khí trong lành dưới những tán cây, được hòa mình vào thiên nhiên, muốn mang 1 phần xanh xanh đó về không gian sống của mình.

Và thế là... nhỏ nhỏ thì vài củ hành, vài củ tỏi thêm ít đất là đã có 1 góc vườn cây ăn lá, không còn lo sợ không có rau nêm. Hay 1 ít đậu xanh là đã có ngay một rổ giá chất lượng. Những thứ mà thường ngày ta có thể mua một cách dễ dàng nay trở nên khan hiếm và đắt đỏ và ta đã có thể tự cung tự cấp. Hoặc như chỉ cần 1 túi hạt giống nhỏ ta có thể trồng được một vườn rau muống hay rau cải. Vừa thỏa mãn cái "máu" nhà nông trong ta vừa phủ xanh cái không gian mà ta vẫn nghỉ là nhàm chán trong những ngày giãn cách.

Ngoài "trồng rau nuôi cá" thì ta vẫn có thể chăm sóc các loại cây nội thất vừa làm không khí tươi mát vừa làm đẹp cho không gian sống của bản thân. Cây xanh vẫn luôn mang lại sự nhẹ nhàng và bình yên, chăm sóc cây xanh làm ta bình tâm và thanh thản hơn. Hay như có một phường ở Quận 12, trong lúc người dân giãn cách đã phát động phong trào thi đua trồng cây với mong muốn tạo không khí thi đua và thoải mái cho người dân trong lúc giãn cách cũng đủ để thấy tầm quan trọng của cây xanh. Thời gian giãn cách làm ta có thêm nhiều thời gian để chăm bón, vun xới lại cho góc xanh nho nhỏ đã luôn bị cái cớ bận rộn của ta bỏ quên, nay lại bừng sống dậy nhờ cái công chăm tưới vun vén của ta.

# Stay safe and planting !


Tin tức liên quan

Cây Phát Tài Gốc
Cây Phát Tài Gốc

Cây phát tài núi có thể trồng trong chậu hoặc đất trồng, và được sử dụng rộng rãi trong trang trí nội thất và phong thủy như một biểu tượng của sự giàu có và may mắn. Với kích thước nhỏ gọn và cách chăm sóc đơn giản, cây phát tài núi rất phù hợp để trồng trong nhà, văn phòng hoặc những không gian bàn làm việc nhỏ trong nhà

Cây Cau Thái
Cây Cau Thái

Cây Cau Thái là một trong những loại cây trồng ở Việt Nam với nhiều giá trị dinh dưỡng về quả và rễ. Quả cây cau Thái có hương vị độc đáo, thơm ngon và được sử dụng làm nguyên liệu cơ bản cho nhiều món ăn, đồ uống và đặc sản truyền thống của Việt Nam. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về cây Cau Thái để hiểu rõ hơn về giá trị của loại cây quan trọng này. 

Khám Phá Cây Phát Tài Núi: Đặc điểm,, Chăm Sóc và Ý Nghĩa Phong Thủy
"Khám Phá Cây Phát Tài Núi: Đặc điểm,, Chăm Sóc và Ý Nghĩa Phong Thủy"

Cây phát tài núi (tên khoa học: Dracaena surculosa) là một loại cây cảnh phổ biến được ưa chuộng trong nhiều gia đình và văn phòng bởi vẻ đẹp bắt mắt cùng nhiều ý nghĩa phong thủy tốt lành. Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của cây phát tài núi

Cây chuối pháo - Chuối phượng hoàng
Cây chuối pháo - Chuối phượng hoàng

Cây chuối pháo hay mỏ phượng, chuối tràng pháo, tên khoa học: Heliconia rostrata, thuộc họ Heliconiaceaenguồn gốc Châu Mỹ.

Cây chuối pháo là cây thân thảo, cây cảnh hoa, cây cảnh lá. Cây thường được trồng ngoài trời và trong nhà.

 

Công dụng, cách chăm sóc Trầu Bà lá xẻ
Công dụng, cách chăm sóc Trầu Bà lá xẻ

Cây trầu bà lá xẻ hay còn gọi là trầu bà khía, trầu bà lá xẻ Nam Mỹ. Loài cây này là thuộc thân thảo, mọc thành bụi nhỏ, tỏa đều xung quanh, có chiều cao trung bình từ 0,8 – 1,2m. Cây trầu bà lá xẻ có hình dạng độc đáo bởi phiến lá chia thùy hình lông chim, lá màu xanh lục với cuống dài.

Cách chăm sóc cây Trầu Bà Thanh Xuân
Cách chăm sóc cây Trầu Bà Thanh Xuân

Cây Trầu Bà Thanh Xuân thân bụi mang lại sự trang trí độc đáo cho không gian vườn, ban công hoặc sân vườn. Với hình dáng bụi nhỏ, cây này tạo nên một không gian xanh tươi và tươi mới, mang đến cảm giác thanh xuân và hài lòng.

 


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng